Chúa Nhật III MC-B

CN.3.MC.B
Xh 20,1-17; 1Cr 1,22-25
Ga 2,13-25

 Kết quả hình ảnh cho Ga 2,13-25

Giáo huấn số 7 ( Lịch GP trang 36)
 
Một số nguồn lực : “Các Nghị phụ Thượng Hội Đồng đã cho thấy “những năm đầu tiên của hôn nhân là một thời kỳ rất quan trọng và tế nhị, trong đó các đôi vợ chồng ngày càng ý thức hơn về những thách đố và ý nghĩa của hôn nhân. Bởi thế, cần có một sự đồng hành mục vụ tiếp sau khi cử hành bí tích (cf. Familiaris Consortio, III). Trong việc mục vụ này sự có mặt của các đôi vợ chồng có kinh nghiệm rất quan trọng. Giáo xứ được xem là nơi mà các cặp vợ chồng có kinh nghiệm như thế sẵn sàng phục vụ để có thể giúp cho những đôi vợ chồng trẻ, có thể cùng với sự hợp tác của các hiệp hội, các phong trào thuôc Hội thánhcác cộng đoàn mới. Càn khích lệ các đội vợ chồng trẻ có một thái độ cơ bản sẵn sàng tiếp nhận quà tặng tuyệt vời là con cái. Cần lưu ý đến tầm quan trọng của linh đạo gia đình, việc cầu nguyện và tham dự Thánh lễ Chúa nhật, khuyến khích các đôi vợ chồng nên gặp gỡ đều đặn  để thúc đẩy phát triển đời sống thiêng liêng, và liên đới với nhau trong những đòi hỏi cụ thể của đời sống phụng vụ, thực hành việc đạo đức, và thánh lễ được cử hành cho các gia đình đặc biệt là vào dịp kỷ niệm hôn nhân, đã được đề cập như là những điều rất quan trọng để thúc đẩy việc loan báo Tin Mừng qua gia đình” (NVGĐ số 223)
 
CN.3.MC.B
 
Nhà thờ Việt Nam  : Nhà thờ Việt Nam đầu tiên được xây dựng ở Hội An : “Sau khi tới Hội An ngày 18-1-1615, cha Buzomi cất tạm một nhà nguyện cho giáo dân Nhật ở đó và cho người Bồ trong thời gian đến buôn bán, đồng thời cũng là trụ sở đầu tiên làm căn cứ truyền giáo cho vùng chung quanh. Lễ Phục Sinh năm đó, cha sung sướng dâng lễ đầu tiên ở quê hương thứ hai của cha trong nhà nguyện mới và đón nhận 10 người tân tòng, những bông lúa đầu mùa của cha. Và ngay từ đầu cha được sự cộng tác của cậu Augostinô, trong số 10 người tân tòng. Sau khi chịu phép rửa cậu đã ở lại giúp việc cho các cha. Cậu là người đầu tiên trong tổ chức Thầy Giảng xứ Nam” (Nguyễn Hồng,Lịch Sử Truyền Giáo Ở Việt Nam, T.I, trang 59.
Song, Cha Trương Bá Cần cho rằng nhà thờ đầu tiên là ở Đà Nẵng  Cha Buzomi đặt chân lên Đà Nẵng, sau đó mới vào Hội An (Lịch Sử Công Giáo VN, T.I, trang 43).
Nhà thờ thứ hai ở Vĩnh Điện, Quảng Nam : Ở thị trấn Quảng Nam, cha Buzomi được đón tiếp nồng nhiệt. Điều đó phù hợp với chúa Nguyễn  là mở cửa đón thuyền buôn  của châu Âu, ngõ hầu giúp mình củng cố lực lượng để chống lại sự đe dọa của họ Trịnh. Cha Buzomi đã gây được sự chú ý của triều đình, đến độ người ta cấp ngay cho ngài một khu đất để xây cất một ngôi thánh đường. Việc xây cất được thực hiện nhanh chóng, với sự đóng góp của mọi người bằng tiền bạc và công sức, mỗi người tùy theo khả năng. Người ta cũng cho một ngôi nhà đẹp đẽ và sạch sẽ để làm chỗ trú ngụ cho ngài khi giảng dạy đạo Chúa cho dân chúng. Sự đóng góp lớn nhất của một bà , rất sang trọng, đã theo đạo có tên thánh là Gio-an-na, không những bà đóng góp vào việc xây dựng nhà thờ và nhà xứ, mà còn làm nhiều bàn thờ và xây nhà nguyện trong dinh thự của riêng mình” (TBC, Sđd, trang 44).
 
BTM hôm nay kể chuyện Chúa Giêsu đuổi quân bán ra khỏi Đền thờ Giê-ru-sa-lem. Cả nước Ít-ra-en chỉ có một Đền thờ, một nhà thờ, ở thủ đô Giê-ru-sa-lem. Còn các thành phố và làng mạc là hội đường.
Thời ông Ap-ra-ham, Giê-ru-sa-lem tên là Sa-lem, có nghĩa là Hòa Bình. Ông Men-ki-sê-đê, vua thành Sa-lem, và là tư tế tối cao của Thiên Chúa, “mang bánh và rượu ra chúc phúc cho ông Ap-ra-ham” (St 14,18).
Đến thế kỷ 10 trước Công Nguyên, vua Đa-vít chiếm thành Giê-ru-sa-lem của người Giơ-vút làm thủ đô (2Sm 5,6, 1Sb 11,4-9 ).
Năm 965 đến 922 tCN, 23 năm, vua Sa-lô-môn xây Đền Thờ và thành Giê-ru-sa-lem.
Năm 587 tCN, người Babylon, nước Irak ngày nay, phá hủy Đền Thờ, và bắt đi lưu đày.
Năm 538 tCN, sau 50 năm lưu đày, người Ít-ra-en được hồi hương, và xây lại Đền Thờ.
Năm 168 tCN, người Sy-ri đánh chiếm, phá tường thành, biến Đền Thờ thành nơi thờ  thần Jupiter.
Năm 167-163 tCN anh em nhà Ma-ca-bê dành lại nền độc lập và thanh tẩy Đền Thờ.
Năm 37 sau CN vua Hê-rô-đê lên ngôi, mở rộng Đền Thờ
Năm 70 sCN Đền thờ bị người Rôma phá hủy, đúng như Chúa Giêsu đã khóc và tiên báo : “Sẽ tới ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm” (Lc 19,41-44).
Năm 1034 người Hồi giáo xây Đền Thờ của họ trên nền Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.
 
Đền thờ Giê-ru-sa-lem của người Ít-ra-en chia làm 5 khu vực : 1- khu vực cực thánh, 2- khu vực tư tế, 3- khu vực nam giới, 4- khu vực nữ giới, 5- khu vực ngoại giáo. Các thày tư tế cho các gia nhân của mình buôn bán trong khu vực ngoại giáo.
Chúa Giêsu đuổi quân buôn bán không phải vì nóng nảy, tức giận, mà vì “vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa” (Ga 2,17). Lòng nhiệt thành với Nhà Chúa khiến Chúa :

  • Thứ nhất không thể để các tư tế tham tiền, lạm dụng các ngày lễ “biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2,16);
  • Thứ hai Nhà Chúa dành cho mọi dân, mọi nước, mọi tôn giáo, không phân biệt và kỳ thị. Cho nên thánh Mác-cô viết : “Nào đã chẳng có lời chép rằng : Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện dành cho mọi dân tộc sao ? Thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp” (Mc 11,17. ĐGH. Bênêđíctô XVI, Đức Giêsu Thành Nadaréth,T.II, trang 29-30).

Chúa Giêsu còn ví Đền Thờ là thân thể của Chúa : “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19). Ngài xây dựng lại  Đền Thờ bằng thập giá, bằng chính cái chết và sự sống lại của Ngài : “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây phải thiệt thân” (Ga 2,17), “Đền Thờ  ở đây chính là thân thể Người. Vậy khi Người từ cõi chết sống lại, các môn đệ nhớ lại lời Người đã nói” (Ga 2,21).
 
Bđ2 : Thánh Phaolô trong bđ2 đã ca ngợi thập giá của Chúa như sau : “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận; và dân ngoại cho là điên rồ” (1Cr 1,22-23).
Lấy giây thừng đuổi người buôn bán, Chúa Giêsu không dùng bạo lực. Luật Do Thái cấm khí giới, gậy gộc được dùng trong Đền Thờ. Chúa Giêsu không bện thành một cái roi lớn mà đánh đuổi, song Chúa dùng cây cỏ của các tổ bồ câu, chiên bò (Hoàng Minh Tuấn, Đọc TM Ga, T.I, trang 397).
 
Bđ1 : Vì thế, bđ1 chúng ta đọc, đọc lại 10 giới răn yêu thương trong sách Xuất Hành, để yêu thương thay vì bạo lực.
 
Nhà thờ là nơi Chúa hiện diện, nơi Chúa gặp gỡ con người. Làm sao chúng ta có thể sao nhãng đi nhà thờ ? Làm sao có thể đứng ngoài ? Làm sao không ngồi hàng ghế đầu, để được gần Chúa ? Làm sao ăn mặc thiếu lịch sự ? Vì đi lễ là để gặp Chúa, là để đón nhận ơn Chúa, hầu giúp ta sống tốt đẹp
Lm Giuse Nguyễn Trung Thành(11-3-2012)